- NHỮNG VIỄN TỔ TRƯỚC KHI CÓ HỌ LÂM
- ÔNG THÁI TỔ TỶ CAN
- THỈ TỔ LÂM KIÊN
- ÔNG LÂM DỤ
- ÔNG LÂM XIÊM
- LAI LỊCH HỌ LÂM
- THUẬT GỌN RÕ
NGUỒN GỐC HỌ LÂM Ở ĐẢO QUỲNH CHÂU (Hải
- DỊCH GIẢI BÀI
THƠ PHÁI HỌ LÂM Ở QUỲNH CHÂU (HẢI
Văn Sỹ Dụng Thế
Thời
Đại Hành Kỳ Sở
Học
Khai Thiên Thọ
Hồng Du
Minh Đạo Sư Tiên
Giác (Thế Đạo Nghi Trung Tín)
Bình Sinh Trọng
Nghĩa Nhân
Phát Huy Đức Trí
Thể
Hiệp Lực Chấn Gia
Thanh
Tân Thi phái
Song Mộc Thị
- TIỂU SỬ SƠ LƯỢC CỦA ÔNG LÂM THIÊN VIÊN:
Ông Lâm Học Dương (là ông Sơ của phái Hồng chúng tôi) nguyên quán
tại thôn Lương mẫu - Chợ Văn Giáo - Huyện Văn Xương - đảo Hải Nam Trung Quốc
(nay là thôn Lương Mẫu - thị xã Văn Giáo - Tp.Văn Xương - tỉnh Hải
Trong số con có ông Lâm Khai Lý (tức là ông cố phái Hồng chúng
tôi). Năm 1872 sinh được một người con trai tên là Lâm Thiên Viên và một em gái
lấy chồng họ Trịnh nay định cư tại Mỹ Quốc.
Ông Lâm Thiên Viên (là ông nội phái Hồng chúng tôi) lúc còn thanh
niên ở bên Hải
Năm 1893 đời sống
trên đảo gặp nhiều khó khăn. Ông mới quyết chí xuất ngoại tha phương để tìm
phương kế sinh sống. Rồi gởi nhà cửa lại cho bà con trong tộc trông nom. Từ
Quỳnh Châu đảo Hải
Có một lần Ông chữa
bệnh cho bà Vương phủ họ Phạm qua khỏi cơn bệnh nặng. bà Vương Phu nhân mới
thấy ông Lâm Thiên Viên là một thầy thuốc giỏi và hiền lành, làm ăn siêng năng
giỏi dắn, bà mới gả con gái tên là Vương
Thu Cúc cho ông vào năm 1898. Sau khi thành lập gia đình, ông bà hợp tác làm ăn
mở thêm tiệm buôn bán tạp hóa, đời sống ngày càng khấm khá hơn.
Ông xuất thân là
người cần cù lao động và có hiều biết về nông nghiệp ông mới lên làng Hàm Tân
(nay là xã Tân Thiện – Huyện Hàm Tân) khai hoang khẩn ruộng. Kết quả công sức lao
động của ông và cũng có mua một số ruộng đất. tất cả diện tích khoảng 10 mẫu.
nay tọa lạc tại thôn 1 cánh đồng Lâm Quan xã Tân Thiện bến xe Hàm Tân ngày nay.
Ông Lâm Thiên Viên
chẳng những là một thầy thuốc giỏi, một lão nông tri điền, còn là một nhà thơ
có hạng. ông lấy hiệu trường xuân làm đối. Câu đối ngũ ngôn là:
Trường an cư Phước
Lộc. Xuân sắc đại vinh hoa.
Câu đối này anh em họ Lâm chúng tôi có khắc trước cổng từ đường
Lâm Thiên Viên đề làm lưu niệm. Còn câu đối Thất ngôn là:
1. Trường Thủy nhiễu môn Long huyền thoại
(Sóng biển)
2. Xuân Sơn Tương hộ Phụng trình tường (Ở đây nói Hòn bà)
Hai câu này hàng năm đến tiết Xuân, ngày Tết ông thường hay viết
trên giấy hồng đơn dán trước cửa nhà để đón Xuân.tâm hồn Ông có một phong cách
an nhàn tao nhã.
Năm 1899 ông bà mới
sinh được một con trai là Lâm Thọ Vinh, rồi lần lượt đến năm 1901 sinh được một
gái tên là Lâm Ngọc Sâm, 1905 sinh được một trai là Lâm Thọ Hoa. Rồi ông mới
trở về đảo Hải
Ông Lâm Thiên Viên
đã chọn làng Phước Lộc – Bình Thuận Việt
Sau này các con
khôn lớn ông cho các con trai về Trung Quốc ăn học là: “Lâm Thọ Vinh, Lâm Thọ
Hoa, Lâm Thọ Quán và Lâm Thọ Đức”. Bốn anh em ở chung tại nhà tự bên Hải
Năm 1921 ông đưa
các con trai qua lại Việt Nam rồi ông mới cưới dâu khác cho bác Lâm Thọ Vinh
tên là Nguyễn Thị Mỹ người ở Tân Long làng Tân Lý. Sau khi thành lập gia đình,
bác mới nối nghiệp ông nội ra Phan Thiết mở tiệm thuốc bắc đề hiệu là Liên Hoa
Được phòng. Bác là người hiền đức thương người có nhiều khi chữa bệnh cho những
người nghèo khó, bác không lấy tiền thuốc thang. Mỗi khi trị bệnh cho bệnh
nhân, bác rất tận tình chữa trị và bác lúc nào cũng nghiên cứu sách vở về Y
học, tìm tòi những phương thuốc có giá trị nhất chữa trị cho bệnh nhân. Qua ba
mươi mấy năm làm thầy thuốc, cho toa chẩn mạch ở Phan Thiết, là một người thầy
thuốc lương thiện đạo đức như bác, có mấy ai mà không biết thầy Hai Cương.
Con trai thứ là Lâm
Thọ Hoa ông bà cưới thêm một dâu là Đỗ Thị Muôn ông bà cho ở riêng làm ăn buôn
bán vải tại chợ cũ Lagi, còn bác thì thích làm nông, thường theo ông nội tập
lao động cày bừa cuốc đất. Sau đó ông nội qua đời, bà nội thấy vậy mới giao
thửa ruộng cho bác trong nom quản lý. Bác ăn ở hòa mình tình nghĩa với xóm
giềng. Dân địa phương kể cả chức sắc trong làng đều rất thương mến. Vốn có lòng
nhân hậu, giúp đỡ người tàn tật neo đơn, không nơi nương tựa đưa về nuôi dưỡng,
khi chết chôn cất tử tế. năm 1945 chiến tranh bùng bổ đến 1947 tiêu thổ kháng
chiến, gia đình tản cư ra Phan Thiết trú ngụ tại Chùa Hải Nam. Sau đóbị trận lũ
lụt năm Nhân thìn 1952 bị nước lũ cuốn mất 3 đứa con rồi bác buồn phiền sinh
bệnh qua đời. Đến con trai thứ ba là Lâm Thọ Quán cưới dâu tên là Nguyễn Lệ Cơ.
Ông giao quản lý tiệm thuốc bắc Lâm Trường Xuân. Đời sống thích an nhàn, làm
thơ, đi săn, có nhiều hôm làm ăn chỉ làm buổi sáng đến trưa thì các bác như:
bác Hai Mai, ông Khình, ông Khôn … tập trung lại dẫn bầy chó đi săn. Đời sống
an nhàn tự tại. năm 1947 chiến tranh loạn lạc nhà cửa tan hoang. Đành phải tản
cư ra Phan Thiết, Ma Lâm. Đến năm 1954 mới trở về Lagi Hàm Tân mở tiệm thuốc
Bắc và buôn bán tạp hóa, tên hiệu là “Đại Đồng”.
Đến con trai thứ tư
là Lâm Thọ Dức qua Việt
Rồi Ông mới lần
lượt gả chồng cho bảy cô con gái như sau:
Con gái trưởng là Lâm Ngọc Sâm có chồng là Hầu Như Kiều
Con gái thứ hai là Lâm Ngọc Nhuận có chồng là Phạm Kiết Quang
Con gái thứ ba là Lâm Băng Thanh có chồng là Trương Thủy Hữu
Con gái thứ tư là Lâm Hạnh Phúc có chồng là Trịnh Tâm Thành
Con gái thứ năm là Lâm Bích Thủy có chồng là Phan Tiên Tích
Con gái thứ sáu là Lâm Xuân Hương có chồng là Phù Hồng Kiết
Con gái thứ bảy là Lâm Nhân Mỹ có chồng là Quách Thư Ân
Còn nhà tự bên Hải
Nam Trung Quốc nay có anh Lâm Hồng Hổ thủ tự trông nom quản lý. Nhà có bốn
phòng hai bên, chính giữa trên cao để thờ cúng, ở phần dưới để tiếp khách. Sau
này anh Lâm Hồng Hổ xây thêm bốn phòng hai bên hông để cho bà con sau này có cơ
hội về quê thăm nhà Tổ Đường có nơi nghỉ ngơi. Hy vọng mai sau bà con chúng ta
nếu có điều kiện nên về quê một lần để tìm hiểu thêm về cội nguồn và thắp nén
nhang kính bái Ông Bà Tổ Tiên của chúng ta để Ông Bà Tiên Tổ ui lòng nơi chín
suối. Như vậy phần làm con cháu cũng đã tỏ được sự báo hiếu đối với những bậc
Tiên Tổ, mà chung ta cũng mãn nguyện được phần nào đối với Tiên Tổ Ông Bà.
Làng Phước Lộc là
nơi đất lành chim đậu ông Lâm Thiên Viên mới chọn nơi này làm quê hương thứ hai,
sống lâu dài sinh con đẻ cháu nay nội ngoại trên 200 người. Anh em con cháu
chúng ta được an cư lạc nghiệp ở các nơi như Hàm Tân, Phan Thiết, thành phố Hồ
Chí Minh và nước ngoài, cũng là nhờ sự cần cù lao động của ông cộng với sự đức
độ của bà. Mà con cháu chúng ta được hưởng thụ những công đức đó, mới được sống
yên vui căn bản chính thức trên mãnh đất Lagi Hàm Tân này. Cho nên ông Lâm Thọ
Quán mới đề xướng xây dựng một ngôi nhà Tự ở Lagi để thờ phụng hầu ghi nhớ công
đức của Ông Bà và có làm thi ca ngợi thành tích của ông bà Lâm Trường Xuân
những năm 1920-1930.
Thành
tích ông bà Lâm Trường Xuân
Phước lộc
Ông Bà tiếng ngợi vang!
Cứu nhân
độ thế cả ba làng (1)
Thuốc men trợ cấp: Người đau bệnh
Gạo thóc phò nguy: Kẻ đói hàn (2)
Vinh tổ tiên Hoa đường lộng lẫy,
Quán con cháu Đức độ huy hoàng!
Khinh tài trọng nghĩa dân ca tụng,
Thành tích nghe đồn thực vẻ vang.
SONG
MỘC THỊ
(1)Lagi thuở xưa có ba Làng (Phước Lộc –
Hàm Tân – Tân Lý)
(2)Cơ hàn
Sau này các bận Trưởng Thượng đã lần lượt
qua đời, việc nhang khói thờ cúng ông bà
Tổ Tiên, trong những ngày giỗ, Tết … đều do ông Lâm Thọ Quán lo liệu. ông là vị
trưởng tộc thấy xa, hiểu rộng và mong mai sau cho con cháu hậu duệ sau này phải
tiếp tục nhang khói thờ cúng ông bà theo thường lệ hàng năm. Thành thử ông mới
quyết tâm xây dựng cho bằng được ngôi nhà Tự Họ Lâm, đề biển hiệu là “Lâm Thiên
biên Công Tự” đã hoàn thành thành năm 1971 tọa lạc tại đại lộ Trần Hưng Đạo,
Thị trấn Lagi, Hàm Tân. Trong khi xây dựng ông có sáng tác một bài thi ca Đường
luật.
Kiến thiết từ đường gia tộc:
Kêu gọi chung lưng cất Lễ đường.
Không
tiền kiến trúc mới phi thường.
Anh
em một dạ: xây nền tảng
Con
cháu muôn đời: giữ khói hương
Cố
đúc cửa nhà, nhà tráng lệ
Quyết
rèn nòi giống, Giống hiền lương
Tiền
nhân công đức nên ghi nhớ
Vinh
diệu gia truyền co nghĩa phương.
SONG
MỘC THỊ
Lagi
1971 Tân Hợi
Đây là văn tự bút tích của ông Lâm Thọ
Quán. Chúng ta coi như lời di chúc của bậc Trưởng Tộc, đoàn kết một dạ, xóa bỏ
mọi thắc mắc giữa bà con anh em với nhau, mà tương thân tương ái. Cùng nhau góp
sức xây dựng và bảo tồn những gì mà các bậc trưởng tộc lưu lại. Đời đời giữ
khói hương đề khỏi phụ công ơn của Tổ Tiên ông bà như uống nước nhớ nguồn vậy.
Lagi,
19 tháng 10 năm 2000
Nhằm
ngày 12 tháng 09 Canh thìn
……………………………………………………………..