QUA PHẦN MỘ ÔNG BÀ SƠ LƯỢC ĐÔI NÉT VỀ GIA PHẢ ,LỊCH SỬ VÀ KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG BẬC TIỀN BỐI TRONG DÒNG HỌ LÂM .
--------¥------Lâm hồng Khánh.
Di ảnh dưới đây là mộ phần ông bà Lâm Thiên Viên và Vương Thu Cúc ,phần
mộ của ông bà được an táng tại Tân An ,Lagi,Bình Thuận -Việt Nam . Qua
di ảnh phần mộ của ông bà ,xin sơ lược giới thiệu đôi nét về gia phả
,lịch sử và các bậc tiền bối trong dòng họ Lâm chúng ta :
. Nhìn
chung ở Châu Á ,nhất là các nước Đông Nam Á ,phạm vi gia tộc họ Lâm rất
rộng lớn ,Là dòng họ có nhiều hệ gia phả ,nhiều chi ,nhiều nhánh .
Nhánh chính của chúng ta hiện nay thuộc hệ :"Lâm Văn" - Tức Là lấy họ
Lâm ghép với chữ "Văn"- chữ đầu trong hệ gia phả .Ông Lâm Thiên Viên
và bà Vương Thu Cúc chính là người đã lưu truyền lại Gia phả cho hậu
bối họ Lâm theo 4 câu ngũ ngôn sau:
-Văn sĩ dụng thế thời.
Đại hành kỳ sở học.
. Khai thiên thọ hồng du.
Minh đạo sư tiên giác.
Trong dòng nhánh chính họ Lâm nếu chỉ tính riêng phần trực hệ ,chưa kể
phần bàng hệ ,thế hệ chúng ta chỉ biết tên các bậc tiền bối họ Lâm
theo nhánh trực hệ đã sinh ra ông bà chúng ta từ phái Đại trở về sau
theo thuật lại của ông Lâm thọ Quán (Lâm Quan) như sau :
-phái Đại : Ông Lâm đại Thung .
-phái Hành: Ông Lâm hành Quế .
-phái Kỳ : Ông Lâm kỳ Cao.
-phái Sở: Ông Lâm sở Vương.
-phái Học: Anh em ông Lâm học Dương,Lâm học Hạo ,nhánh chính của chúng ta là nhánh ông Lâm học Dương.
-phái Khai: Ông Lâm khai Lý.
-phái Thiên : Ông Lâm thiên Viên.
-phái Thọ: - Là phái liền kề sau phái " Thiên" .Đây là phái gần kề
chúng ta nhất nên dễ nhớ . Trong phái Thọ được biết Ông Lâm Thiên Viên
có 2 dòng con gồm 11 người - 4 trai ,7 gái. (vợ đầu là Bà Vương Thu Cúc
có 8 người con ,3 trai 5 gái ,vợ thứ là bà Phạm Ngọc Nhị có 3 người
con, 1 trai 2 gái ) ,thời bấy giờ quan niệm trai năm thê bảy thiếp nên
tất cả đêu sống chung thương yêu hòa thuận đùm bọc nhau như một Đại gia
đình .Viêc lập vợ thứ để thừa tự nhang khói tổ tiên ông bà ,sinh con
đẻ cái để nối dòng ,nối dõi ngày xưa rất công khai rõ ràng và là việc
làm hiếu đạo với cha mẹ ,tổ tiên ,ông bà. Vì vậy ngày nay trong di ảnh
ông Lâm Thiên Viên lúc nào cũng đặt vị trí 2 bà ngang nhau.
Các con trai của ông Lâm Thiên Viên gồm :
- Ô Lâm thọ Vinh- vợ : Bà Phù nguyệt Anh (T.Q )-Bà Nguyễn thị Mỹ(V.N)
- Ô.Lâm thọ Hoa - vợ : Bà Phù ngọc Hương (T.Q) - Bà Đổ thị Muôn.V.N)
- Ô.Lâm thọ Quán (Lâm Quan) vợ là Bà Nguyễn lệ Cơ (V.N)
-Ô.Lâm thọ Đức.-vợ : Bà Phạm hội Hoa(T.Q) -vợ kế:Bà Phùng thị Hoa.(V.N ) -Vợ sau:Bà Tăng ái Chuẩn.(T.Q)
Con gái gồm :
-Bà-Lâm ngọc Sâm - chồng là Ô.Hầu như Kiều.
-Bà Lâm ngọc Nhuận - nt -Ô.Phạm kiết Quang.
-Bà Lâm băng Thanh- nt - Ô.Trương thủy Hữu.
-Bà Lâm hạnh Phúc - nt - Ô.Trịnh tâm Thành.
-Bà Lâm bích Thủy- nt -Ô.Phan tiên Tích.
-Bà Lâm xuân Hương - nt. Ô.Phù hồng Kiết.
-Bà Lâm nhơn Mỹ - nt-Ô. Quách thư Ân.
Các đời trước đó từ phái Văn đến các phái Sĩ ,Dụng,Thế,Thời ,hầu như
chỉ nghe thuật lại không chính xác .Được biết Gia phả dòng họ Lâm do
ông tổ họ Lâm thuộc nhánh "Lâm Văn" đặt dễ nhớ dưới dạng "ngũ ngôn tứ
tuyệt " như đã nêu trên đầy ý nghĩa sau đây:
"Văn sĩ dụng thế thời.
Đại hành kỳ sở học.
Khai thiên thọ hồng du.
Minh đạo sư tiên giác" .
Ý nghĩa 4 câu thơ trong gia phả là :Người có học thức là người thức
thời ,hiễu thời thế .Biết phát huy hết sở học của mình .Chu du khắp
thiên hạ để mở mang kiến thức .Đó mới là con đường chân lý cần phải
hướng đến .Từ tứ thơ trong gia phả nêu trên cho thấy các bậc tiền nhân
họ Lâm lúc bấy giờ có kiến thức rất uyên bác và cao thâm .
Mang theo tâm huyết của các bậc tiền nhân họ Lâm,đến đời :
- Ông Lâm thiên Viên là một danh y giỏi cả về y thuật lẫn võ thuật .Một
mình,một ngựa ,một côn ,băng rừng,lội suối, vượt núi ,trèo đèo để tìm
thuốc chữa bệnh cứu giúp dân lành ,khi về đến làng Phước Lộc -Lagi, nhìn
thấy nơi đây phong thủy hữu tình ông đã thốt lên hai câu thơ như đã
chọn được nơi định thân, an cư ,lạc nghiệp tại đây :
-Trường an cư phước lộc.!
Xuân sắc đại Vinh hoa .
Hai câu thơ này được ông Lâm Thọ Quán(Lâm Quan) khắc hai bên cổng vào
nhà tự họ Lâm bây giờ.Bên trên cổng khắc chữ Lâm Thiên Viên công tự thể
hiện muôn đời vĩnh cữu của chung tộc họ Lâm.
Ý nghĩa của hai câu
thơ trên như lời ẩn dụ so sánh của một người tha phương từ Tràng An
phiêu bạc đến :ồ phải chăng Trường An là Phước Lộc !
Sắc xuân ở
đây thật đẹp ,cuộc đời nhất định sẽ an vị "Vinh Hoa phú quý " tại nơi
đây .ông như một bậc danh y đã tìm được chốn an cư lạc nghiệp sau nhiều
năm rong ruỗi cứu nhân độ thế .Nhân cách và tấm lòng đó đã được gia đình
Vương Ông ở Phan Thiết mến mộ bảo bọc, gã con cho ông.
Ông Lâm
Quan tức Lâm thọ Quán con trai của ông Lâm thiên Viên là người đã tiếp
tục đặt nối tiếp gia phả họ Lâm sau khi hết phái" giác " trong gia phả
họ Lâm theo 4 câu thơ sau:
"Thế đạo nghi trung tín.
Bình sinh trọng nghĩa nhân .
Phát huy trí, đức ,thể
Hợp lực chấn gia thanh " .
Ý nghĩa của 4 câu gia phả tiếp theo là : Cuộc đời phải lấy chữ tín và
lòng ngay thẳng mà sống ,Bình thời phải sống có nghĩa khí và lòng
nhân,Rèn luyện trí tụê ,đức độ và thể lực ,Đoàn kết hợp lực chấn hưng
thanh danh dòng họ Lâm .Đây là gia phả dòng họ .Con cháu họ Lâm cần
phải biết để lưu truyền trong dòng tộc .
Ông Lâm Thiên Viên sở dĩ
đặt tên 4 người con trai là :"Vinh Hoa Quán Đức" nghĩa là lấy cái "đức
"làm đầu thì sẽ hạnh phúc, vẽ vang, viên mãn đời đời. Đây là châm ngôn
sống cho cả đời người và cũng là phương châm cho cả dòng họ Lâm chúng
ta hướng đến.Trong dòng họ Lâm ở phái "Thọ" từ các ông Lâm thọ vinh
,Lâm thọ Hoa ,Lâm thọ quán(Lâm Quan),Lâm thọ Đức đều là những bậc tài
năng đức độ,nhân cách hơn người ,Tất cả đều giỏi về y thuật ,là những
bậc danh y có tiếng cứu nhân độ thế . Riêng ông Lâm thọ Đức- Con trai út
của ông Lâm thiên Viên là người có đầu óc kinh doanh đại công nghiệp
,làm chủ nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh hảng nước đá ..., ông là người
sớm có tư duy đưa con, cháu đi du học nước ngoài để phát huy vị thế , mỡ
rộng kinh doanh , chấn hưng phát triển gia tộc.Các ông phái " Thọ" đều
có một quá khứ tốt đẹp ,là những tấm gương sáng cho con cháu họ Lâm học
tập.Nếu thế hệ sau chịu khó tìm hiễu sâu về từng người trong số 4 anh
em người họ Lâm phái " Thọ" sẽ càng trân trọng kính phục các bậc tiền
nhân trên .
Phải nhìn nhận ông Lâm thiên Viên là một bậc trí
thức uyên thâm qua cách đặt tên các cháu nội của ông thuộc phái "Hồng
"trong gia phả dòng họ Lâm qua các tứ thơ sau:
"Vân Long Phong Hổ .
Oai Phụng Tường Lân.
Mộng Phi Hùng .
Văn Báo Võ Bưu ."
Trong tứ thơ trên như hiện lên giấc mộng của bâc tiên vương quay về:
- Vân long : là rồng ẩn trong mây.
-Phong hổ :gió to sẽ có hổ xuất hiện.
-Oai phụng: là vẽ oai phong đẹp đẻ của phượng hoàng.
-Tường Lân : Kỳ lân xuất hiện mang điềm lành đến.
- Mộng phi hùng : Giấc mộng bay cao. chữ hùng còn có nghĩa là gấu -vua
của loài thú. Câu này cũng có nghĩa là giấc mơ của người anh hùng.
-Văn báo,Võ bưu:Quan văn ,quan võ đến trình tấu.
Tứ thơ trên tượng hình ông Lâm thiên Viên như bậc quân vương đang
ngự triều . Khí khái đó không lạ vì thực ra nguồn gốc xuất xứ họ Lâm
thuộc dòng dõi vua chúa.Vậy thì lịch sử ra đời của họ Lâm như thế nào ?
Nếu nghiên cứu gia phả thì trước khi có họ Lâm ,vào đời vua Trụ -ông
Tỷ Cang - Thái tổ của họ Lâm, là chú ruột của vua Trụ ,bị Đắc kỷ tấu
với Trụ Vương hảm hại tru di cửu tộc- nguyên nhân chỉ vì ông là một
bậc trung thần dám thẳng thắng khuyên can vua Trụ đừng ham mê sắc dục
mà quên đì triều chính , hãy lo nghĩ đến lương dân nên bị Đắc Kỷ ganh
ghét dèm tấu với Trụ Vương hảm hại .Sau cuộc truy sát đó ông Tỷ Cang chỉ
còn 1 truyền nhân duy nhất may mắn thoát chết là nhờ bà vợ thứ lúc đó
đang mang thai trốn được vào rừng sâu trong một hang đá . Do bà sinh
con trong hang đá trong rừng nên đặt tên Lâm Kiên.Lâm là rừng, Kiên là
Đá cứng ,cũng là kiên cường.Từ đó họ Lâm mới ra đời trong xuất xứ của
dòng dõi vua chúa. Ý tưởng của ông Lâm thiên Viên vẫn còn mang dáng dấp
của một bậc vương nho...Họ Lâm có xuất xứ của dòng vua chúa, chính thống
dòng chính họ Lâm rất trung liệt,nhiều hào kiệt ,trung thần ,trung
trinh liệt nữ...
-Ông Lâm thọ Quán tức Lâm Quan cũng chịu ảnh hưởng
thơ văn của ông Lâm thiên Viên qua một số bài thơ thuộc loại thơ" khẩu
khí" -Đó là thơ của bậc vương nho dù khi mô tả một người hoặc một vật
dù tầm thường cách mấy vẫn toát lên vẽ thanh cao ,uy dũng,cao
ngạo...như các bài:
. NGƯỜI MÙ.
Ta từ cùng trượng kết thâm giao.
Thắng cảnh phồn ba hết khát khao.
Cõi tục bạo tàn buồn chẵng ngó.
Người trần nham hiểm ghét không chào.
Cọp hùm trước mặt đâu nao núng.
Danh lợi bên mình lại ngán ngao.
Gió bụi ruỗi dung đà chán mắt.
Mới cam mai một chí anh hào.
HOẶC LÀ BÀI NGƯỜI NGHIỆN THUỐC PHIỆN GÁNH NƯỚC MƯỚN.
Hai vai gánh nước đố ai tày.
Hào kiệt tiên ông có phải đây?
Hữu sự ngay lưng ra gánh vác
Bình thời tréo cẳng lại phun mây.
Cam lồ cứu khổ dân tăm tối.
Họa kích phò nguy chúa tháng ngày.
Nghĩa vụ trả xong về động phủ.
Mặc tình nghiêng ngửa tại hiên tây.
. Đối với tình bạn ông ghép tên bạn thành thơ như: Bài Tri kỹ Tri Âm.
Vì Ai Đạm bạc với Tri âm.
Lưu Thủy cao Sang vọng tưởng thầm.
Hươi Bút đề thơ thăm cố hữu.
Trông Tòng ngắm Bá nhớ giao thâm.
An về Phước Lộc vui mai trúc.
Chuẩn đến Vinh Quang thú hạt cầm.
Trì Chí tung Hoành kinh Bản lảnh.
Hưng Long Trọng Chữ chút đồng tâm.
Những chữ viết Hoa là tên bạn ông.
Hoặc BÀI VỊNH ĐỨC TRẦN HƯNG ĐẠO . Ông đạt giải quán quân(giải nhất)
trong cuộc thi thơ về Đức thánh Trần cho cả 3 miền Trung Nam Bắc V.N
tham dự .Bài thơ được đăng trên báo" Dân -Ta "do nhà báo Nguyễn Vỹ làm
chủ bút:
Lừng lẫy Bạch Đằng lập chiến công.
Uy danh Hưng Đạo khiếp quân Mông.
Phò Trần phá giặc thây đen núi.
Sát Đát gây thù máu đỏ sông.
Đánh đuổi xâm lăng kinh cõi Bắc.
Tranh dành độc lập rạng phương Đông..
Hoàn toàn giải phóng cho non nước.
Vinh diệu nghìn thu giống lạc hồng.
-Tác giả bài thơ trên là nhà thơ Song Mộc thị (bút hiệu của ông Lâm Quan-Song mộc là 2 chữ mộc ghép lại là chữ Lâm)
Ngẫm nghĩ các bậc tiền nhân ân đức cao dày ,nhân cách đỉnh đạt ,trí tụê
uyên thâm mà vô cùng thán phục.Tuy nhiên cũng phải hiễu rằng trên thế
giới này "Anh hùng cao nhân "nước nào cũng có.!..
Tóm lại gia
phả chính là hệ thống tôn ty trật tự của một dòng họ .Tất cả những dòng
họ lớn đều có gia phả .Nhìn vào các "phái "trong gia phả là biết ngay
cách xưng hô thứ bậc trong gia tộc. Giử gìn và truyền bá gia phả
chính là thể hiện lòng tôn kính các bậc tiền nhân.
Cuối cùng ,Lâm Hồng Khánh tôi xin mạo muội sơ lược tường thuật lại bằng 1 chút kiến thức nhỏ bé đã sưu tập nghiên cứu được về dòng họ Lâm nếu có gì thiếu sót xin lượng thứ!